ĐIỀU TRỊ NÁM BẰNG TRANEXAMICUM 1500IU

—————————————————————–

TỔNG QUAN NÁM

Nám là rối loạn sắc tố mắc phải, mạn tính, hiệu quả điều trị hạn chế và tỉ lệ tái phát cao. Nám ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Bệnh sinh nám có sự kết hợp giữa yếu tố di truyền và các yếu tố khởi phát từ môi trường. Các yếu tố khởi phát gồm mang thai, sử dụng thuốc tránh thai và tiếp xúc tia UV, da sạm màu.

Mô học của nám có sự gia tăng hàm lượng melanin và melanocyte ở thượng bì, cũng như số lượng đại thực bào chứa melanin ở lớp bì. Ngoài ra, các nghiên cứu còn cho thấy có sự gia tăng số lượng tế bào mast, và yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu (vascular endothelial growth factors).

Phác đồ điều trị nám theo bậc hiện nay gồm:

–       First line:  hiện nay là thuốc bôi: thuốc bôi bộ ba phối hợp, hydroquinne, abutin, kojic acid….

–       Second line: first line+ peel hóa chất

–       Third line: first line + laser QS Nd: YAG 1064 nm năng lượng thấp, spotsize lớn (laser toning)

Hydroquinone (đơn chất hoặc trong kem bôi bộ ba phối hợp) được xem là tiêu chuẩn vàng trong điều trị nám. Tuy nhiên sử dụng hydroquinone có thể gặp phải nhiều biến chứng như kích ứng da, tăng sắc tố sau viêm (rebound effect), ochronosis, mất sắc tố khiến Hydroquinone. Tranexamic acid mới nổi lên trong những năm gần đây, với hiệu quả khả quan và có thể trở thành một tiêu chuẩn vàng khác trong điều trị nám. Cơ chế điều trị nám của Tranexamic 1500 iu


  1. Cơ chế của tranexamic acid trong điều trị nám.

Cơ chế điều trị nám của các hoạt chất dạng bôi và uống hiện nay đều dựa vào hai cơ chế chính đó là: (1) ức chế sự tổng hợp melanin thông qua ức chế enzyme tyrosinase hoặc các thành phần khác trong con đường tổng hợp melanin, nhóm hoạt chất hoạt động theo cơ chế này gồm có: hydroquinone, azelaic acid, arbutin, vitamin C, kojic acid; (2) giảm sự vận chuyển melanin từ melanocyte vào keratinocyte, với khả năng làm tăng tốc độ đổi mới các lớp tế bào thượng bì, retinoids làm giảm thời gian tiếp xúc giữa keratinocyte và melanocyte, từ đó làm giảm sự vận chuyển melanin vào keratinocyte. [1]

Nghiên cứu của kim và cộng sự cho thấy, tổn thương nám có sự gia tăng về kích thước và số lượng mạch máu cũng như mức độ biểu hiện cao hơn của VEGF so với vùng da lành [2].

Tranexamic acid (TXA) mang lại hiệu quả điều trị nám dựa trên hai cơ chế chính. Đầu tiên, TXA ức chế hoạt động của plasmin, từ đó giảm arachidonic acid tự do và giảm sản xuất protagladine, một chất kích thích hoạt tính của tyrosinase, từ đó TXA ức chế sự tổng hợp melanin. Thứ hai, plamin đóng vai trò kích thích chuyển hóa dạng VEGF (yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu) dạng liên kết sang dạng tự do, làm tăng sinh mạch máu ở da, do đó nhờ tác dụng ức chế plasmin, TXA có thể giúp làm giảm số lượng và kích thước mạch máu ở vùng nám [1].


  1. Đánh giá hiệu quả điều trị nám của phương pháp tiêm Tranexamic acid trong da.

Lee và các cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu tiến cứu trên 100 phụ nữ Hàn Quốc bị nám. Những bệnh nhân này được tiêm Tranexamic acid hàm lượng 4mg/ml ở vùng nám mỗi tuần trong 12 tuần điều trị. Hiệu quả điều trị được đánh giá bằng thang điểm MASI tại các thời điểm 4 tuần, 8 tuần và 12 tuần và bằng bộ câu hỏi đánh giá mức độ hài lòng ở cuối nghiên cứu. Kết thúc nghiên cứu, có 85 bệnh nhân hoàn thành nghiên cứu.

Kết quả cho thấy thang điểm MASI giảm có ý nghĩa thống kê tại thời điểm 8 tuần và 12 tuần (giảm từ 13.22±3.02 thời điểm ban đầu xuống còn 9.02±2.62 ở tuần thứ 8 và còn 7.57 ± 2.54 ở thời điểm 12 tuần). Trong đó có 8 bệnh nhân (9,4%) được đánh giá cải thiện tốt (51-75%), 65 bệnh nhân (76,5%) cải thiện ở mức trung bình (26-50%)  và 12 bệnh nhân (14,1%) cải thiện kém (0-25%) [3].

  1. So sánh hiệu quả của tiêm Tranexamic acid trong da với thuốc bôi hydroquinone

Một thử nghiệm lâm sàng hai nữa mặt đã được tiến hành trên 49 bệnh nhân bị nám. Những người này được chia thành nhóm A (24 người), nhóm B (25 người). Những bệnh nhân nhóm A được tiêm Tranexamic acid 4mg/ml và nhóm B được tiêm Tranexamic acid10mg/ml ở mặt bên phải mỗi 2 tuần. Mặt bên trái của những bệnh nhân thuộc cả nhóm A và B được sử dụng hydroquinone 4%. Khoảng thời gian nghiên cứu điều trị là 3 tháng, và hiệu quả được đánh giá ở các thời điểm trước điều trị, 4, 8, và 12 tuần bằng thang điểm MASI và mức độ hài lòng của bệnh nhân ở cuối nghiên cứu.

Kết quả cho thấy, mức độ cải thiện nám đáng kể (có ý nghĩa thống kê) có thể quan sát thấy ở cả nhóm A, B cho cả điều trị Tranexamic acid và hydroquinone. Ở nhóm A, điểm MASI của bên bôi hydroquinone thấp hơn (hiệu quả hơn) nhiều so với bên điều trị Tranexamic acid 4mg/ml, tuy nhiên không có sự khác biệt về hiệu quả giữa bên mặt bôi hydroquinone so với TXA 10mg/ml ở nhóm B. Khi so sánh giữa nhóm A (4mg/ml) với nhóm B (10mg/ml) thì hiệu quả không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa 2 nhóm này, tuy nhiên mức độ hài lòng của bệnh nhân nhóm A cao hơn nhiều so với nhóm B (p= 0.001) [4].

Một nghiên cứu khác của Naris Sakin đã tiến hành so sánh tiêm Tranexamic acid trong da với hydroquinone 2% trên 37 bệnh nhân. Những bệnh nhân này được tiêm Tranexamic acid cách nhau mỗi tháng. Hiệu quả được đánh giá trước điều trị và mỗi tháng. Kết quả cho thấy cả hai phương pháp đều mang lại hiệu quả tốt (p<0.001). Cụ thể hơn nhóm được điều trị Tranexamic acid giúp làm giảm tỉ lệ melanin nhanh hơn so với HQ 2% trong 4 tuần đầu tiên, tuy nhiên ở tuần thứ 20 thì không có sự khác biệt giữa hai nhóm bệnh nhân. [5]


  1. So sánh hiệu quả giữa lăn kim Tranexamic acid và tiêm trong da Tranexamic acid

Một nghiên cứu so sánh ngẫu nhiên đã được tiến hành để đánh giá hiệu của của Tranexamic acid khi lăn kim và khi tiêm trong da. Trong nghiên cứu này có 60 bệnh nhân, được chia ra làm 2 nhóm, mỗi nhóm có 30 người. Hai nhóm bệnh nhân được lăn kim Tranexamic acid hoặc tiêm trong da Tranexamic acid cách nhau 1 tháng trong 3 tháng liên tiếp. Sau 3 tháng, nhóm lăn kim có tỉ lệ cải thiện điểm MASI là 44,41 %, cao hơn so với nhóm tiêm trong da chỉ 35.72%. Ngoài ra, chỉ có 26.09 % bệnh nhân cải thiện trên 50% ở nhóm tiêm trong da, trong khi đó con số này đối với nhóm lăn kim là 41,38%. Không có tác dụng phụ đáng lưu ý nào ở cả hai nhóm nghiên cứu.

Hiệu quả cao hơn của lăn kim so với tiêm trong da có thể được giải thích là do lăn kim giúp đua Tranexamic acid xuống sâu hơn và đồng đều hơn, nên mang lại hiệu quả cao hơn [6].


  1. Bàn luận

Về cơ chế, Tranexamic acid tham gia vào hai cơ chế trong bệnh sinh của nám, đó là ức chế tổng hợp melanin và ức chế tăng sinh mạch máu.

Hiệu quả quả tiêm trong da Tranexamic acid dường như ở mức độ trung bình, tương đương với HQ 2% và hơi yếu hơn so với HQ 4%.

Khoảng cách điều trị và nồng độ Tranexamic acid khác nhau giữa các nghiên cứu. Khoảng cách điều trị của Tranexamic acid trong các nghiên cứu là từ 1-4 tuần, và các nồng độ Tranexamic acid được áp dụng là 4mg/ml, 10 mg/ml, 20mg/ml. Tuy nhiên tất cả đều mang lại hiệu quả điều trị.

Lăn kim tỏ ra ưu thế hơn tiêm trong da Tranexamic acid do đưa hoạt chất sâu hơn và đồng điều hơn.

ĐIỀU TRỊ NÁM BẰNG TRANEXAMIC ACID đường uống

  1. Liều uống của tranexamic acid là bao nhiêu?

Liều dùng TXA đường uống hiện nay là 500-1500mg/ ngày. Liều tiêu chuẩn là 250 mg ngày 2 viên chia hai. Thời gian sử dụng 8-12 tuần.

Một nghiên cứu đa trung tâm đã được tiến hành nhằm đánh giá hiệu quả của liều dùng và thời gian sử dụng TXA đường uống trong điều trị nám. Các mức liều TXA được sử dụng lần lượt là 500mg, 750 mg, 1000 mg, và 1500mg trong khoảng thời gian lần lượt là 4 tuần, 8 tuần, 6 tháng, 1 năm và 2 năm. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 4 tuần đầu tiên hiệu quả điều trị tỉ lệ thuận với liều lượng, tuy nhiên kể từ tuần thứ 8 thì không có sự khác nhau giữa các mức liều lượng. Thời gian sử dụng càng dài thì hiệu quả càng cao. Nghiên cứu cũng đánh giá mức độ an toàn khi sử dụng TXA dài ngày, nghiên cứu kết luận rằng hầu hết bệnh nhân có thể sử dụng TXA thời gian dài.

  1. Uống tranexamic acid có an toàn không?

Trước đây và ngay cả bây giờ TXA được sử dụng chủ yếu là để cầm máu. Do đó, nguy cơ lớn nhất khi sử dụng TXA đường uống để điều trị nám đó là khả năng gây huyết khối mạch máu. Có một số trường hợp một bệnh nhân được báo cáo bị huyết khối khi sử dụng TXA đường uống để cầm máu (1,5g 2 lần mỗi ngày). Tuy nhiên, những bệnh nhân này đều có sẵn yếu tố nguy cơ huyết khối như tiền sử tắc mạch phổi, ung thư… Ngoài ra kết quả đánh giá nguy cơ gây huyết khối tĩnh mạch sâu và thuyên tắc phổi của TXA đã được đánh giá qua 37 thử nghiệm lâm sàng trên tổng số 2478 bệnh nhân. Kết quả tổng quan cho thấy không có sự gia tăng nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới và tắc mạch phổi khi điều trị bằng TXA.

  1. Chống chỉ định của TXA đường uống là gì?

Cần phải hỏi kĩ tiền sử của bệnh nhân trước khi sử dụng TXA đường uống là bắt buộc và tối quan trọng. Chống chỉ định của TXA đường uống gồm những bệnh nhân sau: suy thận, ung thư, bệnh lý hô hấp, tim mạch, đang sử dụng thuốc chống đông, tiền sử huyết khối (huyết khối tĩnh mạch sâu, tắc mạch phổi và các yếu tố nguy cơ khác như đang mang thai, sử dụng thuốc tránh thai hoặc liệu pháp hormone thay thế, du lịch đường dài.

  1. Hiệu quả khi điều trị nám đơn trị liệu với TXA đường uống.

Một nghiên cứu được thực hiện bởi Wu, 2012 trên 74 bệnh nhân nám đã được tiến hành. Những bệnh nhân này được sử dụng TXA 250mg hai lần mỗi ngày trong 6 tháng. Ảnh được chụp mỗi  4 tuần để theo dõi kết quả. Kết thúc nghiên cứu, có 10% bệnh nhân đạt kết quả rất tốt (nám cải thiện >90%), 54% bệnh nhân cải thiện tốt (cải thiện >60%), 31,1% cải thiện vừa (>30%), và khoảng 5% cải thiện kém. Có 9.5% bệnh nhân bị tái phát sau 6 tháng theo dõi.

Một nghiên cứu có đối chứng khác ở Nepal trên 260 bệnh nhân nám cho thấy hiệu quả ở mức độ trung bình của điều trị 250mg TXA ngày 2 lần đối với nám (p>0.05), điểm MASI giảm từ 11.08 xuống 7.8 sau 12 tuần điều trị.

Có thể thấy rằng hiệu quả của TXA đường uống càng cao khi thời gian sử dụng càng dài.

  1. Hiệu quả khi điều trị phối hợp TXA đường uống với các điều trị khác.

Oral TXA+ TC: Một thử nghiệm lâm sàng trên 40 bệnh nhân đã được tiến hành để so sánh hiệu quả phối hợp giữa kem trị nám bộ ba phối hợp (TC) + TXA đường uống (nhóm B) so với chỉ sử dụng TC (nhóm A). Bệnh nhân nhóm A chỉ sử dụng kem TC (hydroquinone 2%, tretinoin 0.5%, fluocinolone acetonide 0.01%) mỗi tối, còn những bệnh nhân nhóm B sử dụng kèm TC và uống TXA 250mg hai lần mỗi ngày. Sau 8 tuần, Nhóm A: điểm MASI trung bình giảm từ 15.4 xuống còn 6.1 và nhóm B: điểm MASI trung bình giảm từ 18.2 xuống 2.2. Điều này cho thấy, phối hợp TXA đường uống với TC mang lại hiệu quả điều trị cao hơn.

Nghiên cứu mù đôi, ngẫu nhiên, có đối chứng ở Australia (2020) đã được tiến hành để so sánh hiệu quả phối hợp hydroquinone 4% + tranexamic acid uống vs hydroquinone đơn trị liệu. Các bệnh nhân được chia thành hai nhóm:  Nhóm A: bôi hydroquinone 4% mỗi tối + tranexamic acid 250mg 2 lần mỗi ngày.; Nhóm B: chỉ bôi hydroquinone 4%. Kết quả sau 3 tháng: Nhóm A: cải thiện 55%, điểm MASI từ 8,96—> 4.0 ;Nhóm B: cải thiện 10,9%, điểm MASI từ 8.53—> 7.6

Oral TXA+ laser toning: Nghiên cứu ngẫu nhiên, tiến cứu trên 48 bệnh  nhân Hàn Quốc đã được tiến hành để đánh giá hiệu quả phối hợp của Oral TXA và laser QS Nd: YAG 1064 nm năng lượng thấp. Những bệnh nhân này được chia thành nhóm điều trị laser (laser mỗi tháng 1 lần) đơn lẻ và nhóm điều trị laser + 750mg TXA /ngày trong 8 tuần. Kết quả sau 8 tuần, điểm MASI giảm trung bình 38% ở nhóm điều trị phối hợp và 22% ở nhóm chỉ điều trị laser. Laser toning phối hợp với Oral TXA sẽ làm tăng hiệu quả điều trị nám.

KẾT LUẬN

Tranexamic acid đường uống là một phương thức điều trị nám an toàn và hiệu quả, có thể được sử dụng phối hợp với các phương pháp điều trị nám hiện tại (thuốc bôi, peel da, laser) để làm tăng hiệu quả điều trị. Nên sử dụng liều TXA là 500mg/ngày, và khoảng thời gian sử dụng an toàn nhất là 8-12 tuần, cân nhắc sử dụng kéo dài đến 6 tháng. Cần phải loại trừ các chống chỉ định của TXA trước khi kê toa. TXA là thuốc được kê toa bởi bác sĩ, do đó không nên tự ý mua uống mà không có hướng dẫn của bác sĩ.

PMC- ACADEMY – ĐỊA CHỈ ĐÀO TẠO DA LIỄU THẨM MỸ UY TÍN TOÀN QUỐC

Địa chỉ công ty: 66 Yên Lãng- Đống Đa- Hà Nội

Email:sunstarsjc@gmail.com

Hotline tư vấn và kích hoạt hóa học: 0914 930 339

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!